Đi xuất khẩu Nhật Bản đang trở thành xu hướng được lao động Việt Nam ưa chuộng. Tuy nhiên quá trình tìm hiểu thông tin về xuất khẩu lao động Nhật Bản lại chưa được đầy đủ dẫn đến nhiều hiểu lầm không đáng có. Vậy hôm nay Makoto sẽ liệt kê 7 hiểu lầm hay gặp phải nhất để giúp người lao động đi xuất khẩu Nhật Bản 2021 không còn bỡ ngỡ nhé!
Nội dung chính
1. Đi xuất khẩu Nhật Bản cần hiểu rõ TTS, TNS là gì?
Hiện nay đang có rất nhiều bạn lao động thắc mắc không biết chương trình tu nghiệp sinh là gì, chương trình thực tập sinh là gì? Hãy để Makoto giải thích giúp bạn nhé!
Tu nghiệp sinh là chương trình của chính phủ Nhật Bản với mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện để các lao động ở các nước khác có cơ hội vừa học vừa làm việc tại Nhật Bản với nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong thời hạn hợp đồng là 3 năm.
Còn chương trình thực tập sinh Nhật Bản là chương trình giúp những tu nghiệp sinh sử dụng những kỹ năng mà mình đã được học để áp dụng vào công việc thực tế tại Nhật Bản.
Tóm lại các bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng chương trình tu nghiệp sinh là tiền thân của chương trình thực tập sinh hiện tại.
Do đó mà chương trình thực tập sinh Nhật Bản ra đời với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế và công nghiệp thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức về các lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản cho các nước đang phát triển.
2. Đi xuất khẩu Nhật Bản, tiền làm thêm, tăng ca chỉ là tiền phụ thêm hàng tháng?
Đây là một hiểu lầm mà nhiều người đi xuất khẩu Nhật Bản hay gặp phải. Trung bình mỗi lao động sẽ làm 8h/ ngày và dao động từ 20 – 21 ngày/tháng. Sau 8 tiếng làm chính nếu các bạn làm thêm thì sẽ được thêm lương tăng ca theo quy định của pháp luật Nhật Bản.
Thực tế số tiền tăng ca này không hề nhỏ. Cách tính lương tăng ca như sau:
– Làm thêm giờ ngày bình thường (vượt quá 8 giờ quy định) +25% lương cơ bản.
– Ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật) +35% lương cơ bản.
– Làm từ 22h – 5h sáng +50% lương cơ bản + phụ cấp ăn đêm trực tiếp vào lương.
– Làm việc vào ngày lễ tết + 200% lương cơ bản
Xem thêm: TOP đơn hàng XKLĐ Nhật Bản 2021 LƯƠNG cao nhất!
3. Đi xuất khẩu Nhật Bản rất dễ?
Nhiều người vẫn nghĩ để đi xuất khẩu Nhật Bản rất dễ, chỉ cần có tiền để đi là đủ. Tuy nhiên thực tế để đăng ký thành công đơn hàng cũng như thủ tục hồ sơ, xin visa, tư cách lưu trú phải trải qua rất nhiều khó khăn.
Theo như ý kiến của những thực tập sinh đã đi trước, có 2 khó khăn lớn nhất mà đi xuất khẩu Nhật Bản phải đối mặt đó là chi phí tài chính và học tiếng trước khi làm thủ tục nhập cảnh
Thực tế những thủ tục đi XKLĐ Đài Loan sẽ dễ hơn đi xuất khẩu Nhật Bản rất nhiều.
4. Đi xuất khẩu Nhật Bản chỉ để kiếm tiền?
Đa số người lao động đi xuất khẩu Nhật Bản với mong muốn có mức thu nhập ổn và có 1 số vốn nhất định để sau 3 năm về nước có thể gây dựng sự nghiệp riêng của mình.
Thế nhưng ngoài kiếm tiền, người lao động còn học hỏi được rất nhiều điều: Được làm việc tại đất nước phát triển top đầu thế giới, được tiếp xúc với nền văn hóa tuyệt vời cũng như tiếp cận nền khoa học hiện đại bậc nhất. Đây thực sự là những kinh nghiệm tuyệt vời để bạn có thể áp dụng sau khi đã trở về nước.
5. Học hết cấp 2 thì không có cơ hội đi xuất khẩu Nhật Bản?
Về cơ bản, chương trình TTS Nhật Bản đòi hỏi người lao động phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp từ cấp 3 trở lên. Tuy nhiên yêu cầu này do các xí nghiệp, các nhà tuyển dụng đưa ra, do đó vẫn có những đơn hàng chấp nhận ứng viên chỉ cần tốt nghiệp cấp 2 là được.
Các ngành nghề mà các đơn hàng tuyển dụng cho phép tuyển những ứng viên có trình độ cấp 2 như: Trồng rau trong nhà kính, làm chống thấm, đóng gói thực phẩm,…
6. Đi xuất khẩu Nhật Bản người lao động không được lựa chọn các đơn hàng phù hợp?
Đây là 1 hiểu lầm rất nghiêm trọng bởi lẽ đi xuất khẩu Nhật Bản có đến 77 ngành nghề cho người lao động lựa chọn. Do đó, bên cạnh các đơn hàng mà bạn đáp ứng đủ điều kiện cũng như tiêu chí mà xí nghiệp đưa ra thì bạn cũng có thể lựa chọn các đơn hàng có chuyên môn phù hợp với sở thích cũng như kinh nghiệm của mình.
7. Từng có tiền án tiền sự thì không thể đăng ký tham gia thi tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản
Theo Điều 21 Nghị Định Số: 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 2007 quy định về điều kiện xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam. Nếu người lao động có tiền án tiền sự nhưng đã hoàn thành xong bản án và không thuộc trường hợp bị cấm xuất – nhập cảnh tại Việt Nam và Nhật Bản, bạn hoàn toàn có thể đăng ký tham gia xuất khẩu lao động bình thường.
Trên đây là 7 hiểu lầm người lao động hay gặp nhất khi đi xuất khẩu Nhật Bản. Hi vọng qua bài viết bạn đã có những thông tin hữu ích để chuẩn bị thật tốt cho chuyến đi xuất khẩu Nhật Bản sắp tới của mình. Chúc các bạn thành công!
Fanpage: https://www.facebook.com/makoto.com.vn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Lộ trình du học điều dưỡng Nhật tại Bạc Liêu cùng Makoto năm 2021
Thông tin tuyển sinh du học điều dưỡng Nhật tại Trà Vinh năm 2021
Du học điều dưỡng Nhật tại Bến Tre: Thông tin không thể bỏ qua
Tư vấn du học điều dưỡng Nhật tại Phú Yên năm 2021
Du học điều dưỡng Nhật tại Yên Bái: Cơ hội mang lại mức thu nhập hấp dẫn
Tìm hiểu về chương trình du học điều dưỡng Nhật tại Bắc Kạn năm 2021
Du học điều dưỡng Nhật tại Vĩnh Phúc: Trung tâm uy tín năm 2021
Thông tin về chương trình du học điều dưỡng Nhật tại Thái Nguyên năm 2021