Cập nhật danh sách bệnh viện được cấp phép khám sức khỏe đi nước ngoài 2021
Bạn đang chuẩn bị khám sức khỏe đi nước ngoài nhưng không biết nên lựa chọn bệnh viện nào khám tốt nhất và không biết bệnh viện nào mới có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người lao động? Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết này để có thể lựa chọn được nơi khám uy tín và phù hơp nhất nhé.
Nội dung chính
Khám sức khỏe đi nước ngoài để làm gì?
Người lao động khi muốn ra nước ngoài làm việc cần đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định chung và yêu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng. Điều này giúp công ty tuyển dụng đánh giá tổng quát mức độ phù hợp về sức khỏe của người lao động (NLĐ) với yêu cầu công việc, tránh phát sinh chi phí y tế, chi phí bồi thường không mong muốn (nếu có) trong thời gian thực hiện hợp đồng.
Nội dung khám sức khỏe đi nước ngoài, người lao động cần biết
Với mỗi thị trường xuất khẩu lao động khác nhau sẽ có những nội dung khám sức khỏe đi nước ngoài khác nhau. Cụ thể:
- Đối với người khám sức khỏe đi nước ngoài tại Nhật: Khám Nội, khám Ngoại; đo thị lực, thính lực; xét nghiệm máu: Kiểm tra nhóm máu, công thức máu, viêm gan B, viêm gan C, các bệnh truyền nhiễm HIV, giang mai; Xét nghiệm nước tiểu: tiểu đường, morphin, chẩn đoán thai sớm (đối với nữ); Điện tâm đồ; Chụp X –quang phổi
- Đối với người khám sức khỏe đi nước ngoài tại Đài Loan: Khám nội, hỏi han tiểu sử bệnh tật, đo thị lực, nghe tim phổi và các cơ quan nội tạng khác; Xét nghiệm máu: HIV, Giang mai, Soi phân tìm ký sinh trùng; Xét nghiệm nước tiểu: Morphin (phát hiện nghiện), chẩn đoán thai sớm (đối với nữ); Chụp X – quang phổi; Kiểm tra da liễu toàn thân; Tiêm Vaccine Sởi – quai bị – Rubella (hoặc test kháng thể Rubella đối với những trường hợp đã từng tiêm vaccine trên)
- Đối với người khám sức khỏe đi nước ngoài tại Hàn Quốc: Khám Nội: Đo cân nặng, đo chiều cao, huyết áp, kiểm tra thị lực, nghe tim phổi và các cơ quan nội tạng khác; Xét nghiệm máu kiểm tra xem ứng viên có mắc các bệnh: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, ký sinh trùng sốt rét, ký sinh trùng trong phân…; Xét nghiệm nước tiểu: Morphin, tiểu đường, chẩn đoán thai sớm (đối với nữ); Kiểm tra da liễu toàn thân; Khám phụ khoa (đối với nữ); Chụp X – quang phổi
Một số lưu ý khi đi khám sức khỏe đi nước ngoài năm 2021
- Không phải bệnh viện hay cơ sở khám chữa bệnh nào cũng được phép tổ chức khám và cấp giấy chứng nhận đủ sức khỏe XKLĐ cho người khám có nguyện vọng tương ứng.
- Bệnh viện khám sức khoẻ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết luận sức khoẻ của người lao động.
- Căn cứ hợp đồng khám sức khoẻ với doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoặc yêu cầu của người lao động, bệnh viện khám sức khoẻ tổ chức khám, chứng nhận sức khoẻ và thu phí đúng quy định và không để ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn khác của bệnh viện.
Danh sách 76 bệnh viện được phép khám sức khỏe đi nước ngoài
Theo đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã công bố danh sách 76 bệnh viện trên cả nước được cấp phép khám sức khỏe XKLĐ cho lao động Việt của Bộ Y Tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Cụ thể:
1. Bệnh viện đa khoa Tràng An
2. Bệnh viện Giao thông vận tải
3. Bệnh Viện Hồng Ngọc
4. Bệnh viện Bạch Mai
5. Bệnh viện E
6. Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn
7. Bệnh viện đa khoa Saint Paul
8. Bệnh viện 19-8, Bộ Công an
9. Bệnh viện Chợ Rẫy
10. Bệnh Viện Thống nhất
11. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
12. Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
13. Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang
14. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
15. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
16. Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Lộ trình du học điều dưỡng Nhật tại Bạc Liêu cùng Makoto năm 2021
Thông tin tuyển sinh du học điều dưỡng Nhật tại Trà Vinh năm 2021
Du học điều dưỡng Nhật tại Bến Tre: Thông tin không thể bỏ qua
Tư vấn du học điều dưỡng Nhật tại Phú Yên năm 2021
Du học điều dưỡng Nhật tại Yên Bái: Cơ hội mang lại mức thu nhập hấp dẫn
Tìm hiểu về chương trình du học điều dưỡng Nhật tại Bắc Kạn năm 2021
Du học điều dưỡng Nhật tại Vĩnh Phúc: Trung tâm uy tín năm 2021
Thông tin về chương trình du học điều dưỡng Nhật tại Thái Nguyên năm 2021