Văn hóa giao tiếp Nhật Bản là một trong những nét đẹp được cả thế giới công nhận. Và việc tìm hiểu văn hóa giao tiếp Nhật Bản cũng là cách giúp các TTS, DHS khi đi du học Nhật Bản hay XKLĐ Nhật Bản sẽ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống tại Nhật Bản hơn. Hôm nay trong bài viết này, Makoto sẽ giới thiệu tới các bạn những điểm 10 trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản mà chúng ta nên học tập nhé.
Nội dung chính
1. Văn hóa giao tiếp Nhật Bản đầu tiên mà chúng ta cần học chính là văn hóa cúi chào
Quy tắc bất thành văn trong giao tiếp ứng xử của người Nhật Bản đó chính là nghi thức cúi chào của người dưới đối với người trên.
Người dưới là những ai: Là những người ít tuổi hơn, là nữ (là dưới đối với nam), con cái (là người dưới đối với ông bà cha mẹ), học sinh (là người dưới đối với các thầy cô không phân biệt tuổi tác), chủ nhà (là dưới đối với khách đến nhà),…
Nghi thức cúi chào này có tên gọi là Ojigi (đổ người từ eo về phần thân trước). Thực tế nghi thức này có 3 kiểu cúi dùng trong 3 trường hợp khác nhau như:
- Cúi chào 15 độ: Đây là nghi thức cúi chào với những người ngang hàng với mình
- Cúi chào 30 độ: Nghi thức cúi chào dành cho lần đầu gặp mặt
- Cúi chào 45 độ: Nghi thức cúi chào này thể hiện sự kính trọng sâu sắc, thay lời cảm ơn mà bạn muốn gửi tới 1 ai đó
2. Văn hóa giao tiếp Nhật Bản thể hiện qua đôi mắt!
Nếu như Việt Nam chúng ta nói chuyện thường hay nhìn vào đôi mắt người đối diện để xem biểu cảm, sắc thái trên khuôn mặt họ ra sao thì đối với người Nhật Bản đây lại là 1 khiếm nhã, 1 hành động bất lịch sự.
Do vậy, khi giao tiếp người Nhật thường tránh nhìn vào mắt đối phương mà thay vào đó là nhìn vào các vật trung gian như một cuốn sách, đồ nữ trang, … hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên.
3. Trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản, sự im lặng trong giao tiếp được đề cao
Có thể với chúng ta sự im lặng trong giao tiếp là 1 hành động hơi khiếm nhã, tạo cho người đối diện cảm giác không muốn nói chuyện, không muốn chia sẻ hay gây ra cảm giác khó chịu thì đối với Nhật Bản hành động này lại được đánh giá cao.
Trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản, nói ít thì tốt hơn nói nhiều vì với họ hành động quan trọng hơn lời nói. Nếu các bạn để ý sẽ thấy trong 1 cuộc họp, người có vị trí cao nhất luôn là người nói ít nhất và chỉ đưa ra các quyết định sau cùng.
4. Trang phục cũng là 1 biểu hiện trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản
Người Nhật ưa thích quần áo theo kiểu phương Tây vì nó thuận tiện, dễ dàng hoạt động ngay cả khi sinh hoạt hay đi làm.
Đối với công việc, người Nhật thường ưu tiên những trang phục lịch sự, đứng đắn,phù hợp với công việc và tối màu. Khi đối phương nhìn vào sẽ gây được thiện cảm và ấn tượng tốt.
Tại Nhật Bản, các chủ doanh nghiệp họ cũng rất chú trọng vào cách ăn mặc của nhân viên bởi nhân viên chính là bộ mặt của công ty! Một công ty có đội ngũ nhân viên ăn mặc phù hợp và lịch sự sẽ nhận được thiện cảm cũng như đánh giá cao từ phía đối tác.
5. Văn hóa tặng quà cũng là 1 dấu ấn trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản
Tặng quà là một cách thể hiện sự kính trọng và thái độ ngưỡng mộ giữa người với người tại Nhật Bản. Thế nhưng việc tặng quà sao cho đúng mà không gây ra hiểu nhầm hay sự khiếm nhã với đối phương trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản lại là 1 điều mà chúng ta cần học hỏi và lưu ý.
Bạn không nên: Tặng quà có số lượng 4 hoặc 9; tặng dao kéo hay các vật sắc nhọn; tặng những món quà có hình con cáo; không tùy tiện biếu trà; tặng những đồ vật bằng thủy tinh hay sành sứ và không tặng hoa cúc vào ngày lễ tết hay các loại hoa tối màu.
Nên: Tặng áo dài Việt Nam, tranh dân gian Đông Hồ, rượu Làng Vân, đồ thổ cẩm hay các loại bánh cốm, bánh đậu là đặc sản mang tính vùng miền.
6. Gật đầu trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản
Gật đầu trong giao tiếp phương Tây có thể ngầm hiều là họ đồng ý với điều bạn đang nói nhưng với người Nhật gật đầu lại mang 1 ý nghĩa khác – hành động này chỉ thuần túy là mang tính lịch sự mà thôi.
Ngoài ra, người Nhật cũng rất chú trọng văn hóa “xin lỗi – cảm ơn”, họ xin lỗi vì phép lịch sự, xin lỗi vì vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi vì muốn khiêm nhường ai đó,… và cảm ơn bất cứ khi nào họ thấy cần thiết!
Trên đây là 6 dấu ấn đặc biệt trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản mà Makoto nghĩ rằng TTS hay các DHS ai cũng nên biết để có thể giao tiếp được tự tin và ứng xử tốt khi giao tiếp với người Nhật. Từ đó tạo được thiện cảm cũng như sự quý mến với đối phương.
Chúc các bạn thành công nhé!
Fanpage: https://www.facebook.com/makoto.com.vn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Lộ trình du học điều dưỡng Nhật tại Bạc Liêu cùng Makoto năm 2021
Thông tin tuyển sinh du học điều dưỡng Nhật tại Trà Vinh năm 2021
Du học điều dưỡng Nhật tại Bến Tre: Thông tin không thể bỏ qua
Tư vấn du học điều dưỡng Nhật tại Phú Yên năm 2021
Du học điều dưỡng Nhật tại Yên Bái: Cơ hội mang lại mức thu nhập hấp dẫn
Tìm hiểu về chương trình du học điều dưỡng Nhật tại Bắc Kạn năm 2021
Du học điều dưỡng Nhật tại Vĩnh Phúc: Trung tâm uy tín năm 2021
Thông tin về chương trình du học điều dưỡng Nhật tại Thái Nguyên năm 2021